Ảnh: Chống cộng (CC) dương cao 'ngọn cờ chính nghĩa' dưới chân 'cờ CS'
Nếu điểm lại những câu chuyện của các đệ-nhất-dựa-hơi-giặc trong lịch sử, sẽ không lạ khi ta thấy chúng rất giống nhau.
Lê Chiêu Thống:
Cứ tiếc cái ngôi vua nhưng bất tài nên ông đã cầu viện nhà Thanh đem quân vào Bắc Hà đặt mình trở lại ngai vàng. Nhưng đời làm gì có cái chuyện bở như thế? Khi quân Thanh chiếm được Bắc Hà, thân Chiêu Thống bù nhìn vẫn hoàn bù nhìn nhưng lần này là bù nhìn cho giặc, mang tiếng nhơ nhuốc muôn đời.
Khi Vua Quang Trung với chính nghĩa đánh đuổi ngoại xâm phá tan quân Thanh, họ Lê chạy theo giặc về nước. Trên xứ người, ông tiếp tục xin xỏ nhà Thanh cho quân đánh tiếp nhưng vua quan nhà Thanh cứ dùng cách hứa lèo, gạt gẫm cho qua chuyện. Tuy tức giận vì bị lừa gạt nhưng họ Lê vẫn cứ dâng biểu xin xỏ tiếp!
Kết cục: Lê Chiêu Thống chết nơi xứ người năm 1793 trong thất vọng và chán nản.
Trần Ích Tắc:
Mang tham vọng làm vua nên thừa dịp quân Nguyên xâm lược với thế lực quá áp đảo, Ích Tắc đã đầu hàng, chịu làm bình phong cho quân xâm lược để đổi lấy tước hiệu 'An Nam Quốc Vương' do giặc phong. 'Quốc Vương' đâu không thấy, quân Nguyên lại thua và Trần Ích Tắc cũng thua theo canh bạc cuộc đời, bị nhà Trần xóa tên khỏi tông thất và gọi là thằng đàn bà.
Kết cục: Trần Ích Tắc cũng sống đời còn lại và chết ở tha hương. Muôn đời mang tiếng trở cờ theo giặc.
Ngô Đình Diệm:
Giống Lê Chiêu Thống, Diệm muốn làm tổng thống nhưng không có khả năng tự gầy dựng lực lượng chính trị quân sự cho mình ở Việt Nam nên đã chạy sang Mỹ quan hệ và nhờ Mỹ rước về đặt lên ghế tổng thống miền Nam. Và cũng giống như nhà Thanh lo cho Lê Chiệu Thống, Mỹ đã chu cấp, sắp đặt từ A đế Z để Diệm mới có thể trở về làm tổng thống do đó theo logic, Mỹ nghĩ mình phải nắm cán nhưng Diệm lại không nghĩa thế mà lại rất tự tung tự tác như một bạo chúa.
Kết cục: Mỹ sai ngụy cho gần hết anh em Diệm lên 'hưởng nhan thánh chúa' sớm. Chắc hẳn họ đã ôm một mối hận với Mỹ mà chết.
Nguyễn Văn Thiệu:
Giống Trần Ích Tắc, Thiệu là một kẻ cơ hội. Khi Việt Minh giành chính quyền năm 1945 với khí thế ngút trời thì Thiệu cũng theo phong trào mà tham gia nhưng ngay khi Pháp quay lại năm 1946, Thiệu lại lập tức trở cờ theo giặc. Ai đời Pháp lại bất ngờ thua và quân đội 'quốc gia' do Pháp nắm mà Thiệu phục vụ đã sang tay cho Mỹ. Thiệu tham gia cuộc đảo chính Diệm theo lệnh ông chủ lớn và được phong tướng sau đó. Khi leo lên được ghế tổng thống, Thiệu đã cố gắng làm việc ngoan ngoãn và luôn mang ám ảnh bị Mỹ lật đổ vì đã chứng kiến trực tiếp cái gương của Diệm. Ngoài trách móc than thở ra, Thiệu chẳng dám làm gì phật ý ông chủ bao mình cả. Và giống như Lê Chiêu Thống, Thiệu rất tức hận Mỹ vì đã bị hứa lèo và gạt gẫm nhiều lần nhưng thân đã lỡ ném lao thì cũng chẳng còn con đường nào khác là phải theo lao, chỉ còn biết xin xỏ bám víu cho đến khi nào Mỹ cuốn gói thì chuồn theo.
Kết cục: Nguyễn Văn Thiệu cũng ôm mối hận với chủ bao chết nơi xứ người giống như Lê Chiêu Thống.
Tập đoàn chống cộng Cali-Úc:
Để có được tiền ăn chơi đú đởn trong thành phố mà khỏi cần phải làm gì nhiều, tập đoàn CC đã đánh đổi chủ quyền quốc gia cho Pháp-Mỹ và trở thành một thứ osin sai vặt. Chuyện đất nước Pháp-Mỹ lo tất. Muốn giết bao nhiêu người VN thì giết. Đất nước có bị tàn phá nát bét từ nam ra bắc cũng không phải là vấn đề, miễn sao chừa lại hai con đường trung tâm Sài gòn có nhiều xe hơi là được! Người VN chống Pháp-Mỹ đã trở thành kẻ thù không đội trời chung của CC vì nếu hai thằng chủ mà bị đuổi đi thì ai sẽ nuôi CC?!
Nhưng cơn ác mộng đó đã xảy ra. Mỹ cuốn gói khỏi VN làm CC phải sống trong cơn ác mộng đó suốt 40 năm hơn và luôn kêu gào phục thù rửa hận. Nhưng cũng giống Lê Chiêu Thống. Cả cuộc đời chỉ biết tồn tại nhờ dựa hơi ăn bám giặc nên họ không biết và không thể nào làm gì khác hơn là tiếp tục xin xỏ và cầu cứu chính cái thằng đã bỏ rơi mình! Cái vòng lẩn quẩn cứ tiếp diễn. Cầu cứu ròi hận. Hận rồi lại cầu cứu.
Kết cục: Mời bạn đoán xem?
Clip CC biểu tình ngày 2/9/2015 trước tòa nhà thành phố San Francisco: https://youtu.be/S6cdf8NDzQ8
Nguồn: Meo Meo
NHỮNG CÁI KẾT GIỐNG NHAU
Reviewed by Đỗ Tuấn Anh
on
06:07
Rating:
Không có nhận xét nào: