Khi câu chuyện bản quyền bài thơ “Tổ quốc gọi tên” chưa ngã ngũ thì nhà thơ Bàng Ái Thơ, con gái của nhà thơ - họa sỹ Bàng Sĩ Nguyên, cháu gái nhà thơ Bàng Bá Lân đã lên tiếng xác nhận rằng, vào hồi tháng 4/2011, bà đã được đọc bài thơ này; người viết ra nó là một tác giả nam, và anh ấy là một người lính. Tên bài thơ lúc mà tôi đọc là “Tôi nghe Tổ quốc gọi tên” chứ không phải là “Tổ quốc gọi tên” hay “Tổ quốc gọi tên mình” như thế này.
“Đừng vội ném đá người ta”
Ái nữ của một trong những người sáng lập ra Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957) cho biết: “Đừng vội ném đá người ta bởi tôi tin bạn Phúc nói thật”. Chia sẻ độc quyền của nhà thơ Bàng Ái Thơ với PV candonline được đưa ra khi câu chuyện về bản quyền bài thơ nổi tiếng này đang trở nên căng thẳng trong dư luận, trong đó có nhiều ý kiến cho rằng anh Ngô Xuân Phúc, người nhận mình là tác giả của “Tổ quốc gọi tên” bị “ảo tưởng” và “có dấu hiệu về tâm thần”…Nhà thơ Bàng Ái Thơ kể lại, năm 2010, bà có đi Cô Tô và hoàn thành bản thảo tập thơ “Mắt lặng”, trong đó có bài “Cô Tô từ phía khơi xa”. Sau khi in xong tập thơ, bà đã mang tặng bạn bè của mình; rồi bằng một cách nào đó, bài thơ đã đến tay nhà thơ Anh Vũ ở Bắc Giang (nhà thơ Anh Vũ sinh năm 1943 tại Bắc Ninh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam – PV). Lúc đó, nhà thơ Anh Vũ đã gửi đến bà tập tham luận về nhà thơ Anh Thơ nhờ bà xem có gì cần góp ý không; kèm bài thơ đang gây bão dư luận trên.
Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai và tập thơ có bài thơ “Tổ quốc gọi tên” đang gây tranh cãi.
“Vì lúc liên lạc, tôi có nói với anh ấy là sau đi biển về, tôi sẽ viết chuyên tâm về biển đảo hơn. Tôi cũng thích chủ đề biển đảo và nghĩ rằng sẽ phổ nhạc một số bài về chủ đề ấy. Anh ấy bảo nếu thế thì qua cháu Nguyễn Trung Kiên (người biên tập cuốn sách “Giáo sư Trần Đức Thảo: Biển quê hương dạt dào và trầm tư triết học”, NXB Lao động, năm 2011 - PV), anh gửi cho tôi bài thơ này để phổ nhạc, bảo tôi nghiên cứu thử.
Lúc đó là tháng 4/2011. Anh ấy nói biển đảo thì ít người viết, có bài này đọc được. Nó mang tính biển đảo và dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên, sau khi đọc, tôi thấy nó không có chất trữ tình (tôi quen với dòng thơ trữ tình để phổ nhạc) và có vẻ cứng quá, "sắt thép" quá, hô hào quá. Tôi có liên lạc lại và bảo tôi sẽ không phổ nhạc cho bài thơ ấy vì nó đầy tính báo chí.
Nhà thơ Anh Vũ có bảo với tôi: "Thế em sửa lại đi". Tôi bảo ‘ôi chết, sửa thì phải xin phép tác giả chứ tùy tiện sửa là không được đâu, thế tác giả là ai’. Anh Vũ bảo anh lấy bài thơ này trên mạng, cũng không quen người đó, chỉ biết đó là bộ đội, thích viết lách, và hai người đã từng trao đổi với nhau về bài thơ này rồi. Anh bảo với cậu ấy bài thơ hay và sẽ tìm nhạc sỹ để phổ nhạc cho cậu ấy. Cậu ấy đồng ý” - nhà thơ nhớ lại.
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai (bên phải) trong ngày ra mắt tập thơ “Tổ quốc gọi tên mình”.
Vì không phổ nhạc nên sau đó, nhà thơ Bàng Ái Thơ cũng không quan tâm đến bài thơ này nữa. Cho tới đầu tháng 5/2014, Bộ Tư lệnh hải quân có tổ chức chương trình sáng tác về biển đảo (đúng dịp Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta) và in tập sách nhạc “Âm vang biển gọi”, trong đó chọn một số tác phẩm của các nhạc sỹ – nhà thơ có thơ phổ nhạc. Lúc đó, cầm tập sách nhạc ấy, mở trang đầu tiên, bà thấy “Tổ quốc gọi tên mình” do nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc từ thơ của Nguyễn Phan Quế Mai.
Lúc đó, bà chợt nhớ đến ngay bài thơ mà nhà thơ Anh Vũ từng đưa bà trước đây. “Song bài thơ là nó nhưng không còn là nó nữa. Nghĩa là nội dung của bài thơ trước đây mà tôi đọc chỉ còn 75 -80% mà thôi. Có một số câu chữ đã được sửa đi cho mới, cho phù hợp hơn. Nghe chừng hô hào hơn và sát thực tế hơn. Tên bài thơ lúc mà tôi đọc là “Tôi nghe Tổ quốc gọi tên” chứ không phải là “Tổ quốc gọi tên mình” hay “Tổ quốc gọi tên mình” như thế này. Tôi thấy tên tác giả là Quế Mai, một người nữ chứ không phải người nam. Tôi đem thắc mắc ấy trò chuyện cùng một số nhạc sỹ thuộc Khối nhạc sỹ vẫn sinh hoạt định kỳ tại nhà tôi thì các bác cười rằng, các nhà văn nhà thơ lắm bút danh lắm. Tôi thấy cũng hợp lý nên tôi cũng không để ý nữa”, bà kể lại.
Đọc thêm »
TIẾT LỘ GÂY SỐC VỀ TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ BÀI THƠ "TỔ QUỐC GỌI TÊN"
Reviewed by Đỗ Tuấn Anh
on
18:37
Rating:
Không có nhận xét nào: