Vụ tòa nhà 'pháo đài dòm Lăng Bác': Đích danh thủ phạm tên là… thanh tra (xây dựng Hà Nội)!
Thanh Ngọc
PetroTimes - Hà Nội vừa có văn bản công bố một loạt sai phạm như vượt chiều cao, tăng số tầng, sai thiết kế, mật độ xây dựng... tại dự án Kinh đô Tower (số 8B Lê Trực, Ba Đình, Hà Nội) - toà nhà được ví là “pháo đài dòm Lăng Bác” do có quy mô đồ sộ và nằm cách quảng trường Ba Đình khoảng 400m. Sự vào cuộc khẩn trương, trách nhiệm của các cấp chính quyền Thủ đô như vậy là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, vấn đề đang được đông đảo người dân Thủ đô đặt ra là ai phải chịu trách nhiệm cho những sai phạm này?
Trước hết phải khẳng định việc cấp Giấy phép xây dựng cho dự án này đã được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo quy hoạch, mỹ quan đô thị và có xem xét đến các yếu tố an ninh. Các cơ quan chức năng như Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã làm đúng quy trình, và có xem xét đến các yếu tố như “nhạy cảm” về cảnh quan đô thị, khi xét duyệt, thẩm tra, cấp phép cho chủ đầu tư.
Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ, đã nêu rõ việc cấp phép cho dự án 8B Lê Trực đã được xem xét dựa trên Quy hoạch chi tiết khu Trung tâm chính trị Ba Đình, tỷ lệ 1/2.000 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10-12-2013; Quy hoạch chi tiết trục đường Cầu Giấy-Kim Mã-Hùng Vương tỷ lệ 1/500 năm 1998; thống nhất ý kiến với các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng... Và cũng chính vì xem xét các yếu tố về cảnh quan, an ninh nên Giấy phép xây dựng dự án mới yêu cầu phải xây giật cấp, chiều cao tối đa là 53m...
Điều này cũng được UBND thành phố Hà Nội khẳng định tại văn bản số 6885/UBND-TH về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng dự án tại 8B Lê Trực gửi các cơ quan truyền thông: Việc cho phép lập dự án, chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, cấp Giấy phép xây dựng đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Dự án được triển khai theo chủ trương của nhà nước di dời cơ sở sản xuất trong khu vực nội đô.
Vị trí khu đất dự án cũng nằm ngoài ranh giới Quy hoạch chi tiết Trung tâm chính trị Ba Đình, không có quy định cụ thể khống chế về chiều cao tối đa của công trình.
Thứ hai, về vấn đề công trình, văn bản 6885/UBND-TH nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7653/VPCP-KTN ngày 24/9/2015 về việc phản ánh của báo Năng lượng Mới đối với công trình cao tầng tại số 8B Lê Trực, quận Ba Đình, Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã khẩn trương thành lập Tổ công tác liên ngành, phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Bộ Xây dựng tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực tế công trình tại địa chỉ trên.
Căn cứ theo Giấy phép xây dựng cấp cho dự án, UBND thành phố Hà Nội xác định chủ đầu tư “pháo đài dòm Lăng Bác” đã làm sai so với thiết kế, quy hoạch được cấp. Theo đó:
Về khoảng lùi: Từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế song chủ đầu tư đã không thực hiện.
Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15m và tại độ cao 50m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía Tây nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.
Về chiều cao công trình, theo Giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53m nhưng hiện chủ đầu tư đã tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19 khiến tổng chiều cao thực vào khoảng 69m, vượt 16m, tương đương 5 tầng.
Về diện tích sàn, Giấy phép xây dựng là 29.874m2 nhưng diện tích thực vào khoảng 36.000m2, vượt 6.126m2.
Tại văn bản trên, UBND TP Hà Nội khẳng định: Những vi phạm xây dựng của chủ đầu tư về chiều cao tầng, diện tích xây dựng, kiến trúc công trình, khoảng lùi, giật cấp, hình dáng kiến trúc... so với Giấy phép xây dựng là vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hình dáng công trình và không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực.
Sai phạm của chủ đầu tư “pháo đài dòm Lăng Bác” - Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển thương mại Kinh đô (Kinh đô TCI Group) - như vậy là hết sức rõ ràng, thậm chí là đặc biệt nghiêm trọng khi đã phá vỡ hoàn toàn cấu trúc, thiết kế công trình cũng như quy hoạch được duyệt.
Nhưng ở đây, nếu nói sai phạm của Kinh đô TCI Group 1 thì phải nói đến trách nhiệm của các lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý trật tự xây dựng mà cụ thể là lực lượng Thanh tra xây dựng của Hà Nội 10!
Sai phạm của Kinh đô TCI Group có thể hiểu là xuất phát từ lòng tham, vì lợi nhuận - bản chất cố hữu của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là khi đứng trước món lớn tại một dự án bất động sản ở một trong những khu đất “vàng” giữa trung tâm thủ đô. Còn các lực lượng thanh tra xây dựng thì vì cái gì?
Đọc thêm »
Vụ tòa nhà 'pháo đài dòm Lăng Bác': ĐÍCH DANH THỦ PHẠM TÊN LÀ...THANH TRA (XÂY DỰNG HÀ NỘI)
Reviewed by Đỗ Tuấn Anh
on
19:28
Rating:
Không có nhận xét nào: